Bệnh thái hoá cột sống là gì ?

bởi | Th9 8, 2023 | Uncategorized

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp mãn tính xảy ra ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống ở người trẻ có xu hướng gia tăng và để lại nhiều biến chứng khó lường. Vì thế, cần phát hiện và điều trị đúng cách để ngăn ngừa những nguy hại cho sức khỏe.

  1. Bệnh thái hoá cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là thuật ngữ y khoa được sử dụng để mô tả tình trạng viêm xương khớp tại cột sống. Đây là một căn bệnh mãn tính, có thể xảy ra ở cột sống cổ, cột sống ngực (trên và giữa lưng) hoặc cột sống thắt lưng (phần lưng dưới). Trong đó, thoái hoá đốt sống cổ và thoái hoá cột sống thắt lưng là tình trạng phổ biến nhất.

Thoái hóa cột sống có nguy cơ xảy ra cao ở nhóm đối tượng sau:

  • Nghiên cứu từ Viện Phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ (American Academy of Orthopaedic Surgeon) cho biết, ước tính 85% người trên 60 tuổi bị thoái hóa cột sống.
  • Với người dưới 45 tuổi, thoái hóa cột sống xuất hiện nhiều ở nam giới. Ngược lại sau 45 tuổi, tình trạng bệnh xuất hiện nhiều ở nữ giới.
  • Người mất kiểm soát cân nặng là đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống do trọng lượng cơ thể lớn khiến sụn khớp, đĩa đệm và xương dưới sụn bị tổn thương.
  • Người có tiền sử chấn thương hoặc viêm xương khớp.
  • Những người làm công việc văn phòng hoặc hoạt động thể lực mạnh.

2. Nguyên nhân

Bệnh thoái hóa cột sống xuất phát từ 2 nhóm nguyên nhân, đó là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.
Nguyên nhân thứ nhất:
Quá trình lão hóa tự nhiên là một trong những tác nhân chính gây ra bệnh thoái hóa cột sống. Theo đó, tuổi tác càng cao thì cấu trúc cột sống càng suy yếu, với các biểu hiện như đĩa đệm bị mất nước, bao xơ đĩa đệm dễ bị rách vỡ, dây chằng bị xơ hóa hoặc các mô sụn bị hao mòn.
Thông thường, bệnh diễn tiến nhanh hay chậm phụ thuộc vào lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống của mỗi người.

Thói quen sinh hoạt: Tư thế ngồi gù lưng, gập cổ, nằm gối quá cao hoặc vận động thể thao không đúng cách là những yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa ở cột sống.

Ăn uống không lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng thiếu Canxi, Magie, Glucosamine hoặc Collagen tuýp II khiến cột sống ngày càng hư hại, tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp. Song song đó, thoái hóa đốt sống còn xuất phát từ thói quen tiêu thụ thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ hoặc lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Đó cũng là lý do vì sao một số người từ 30 – 35 tuổi đã bị thoái hóa cột sống trong khi người già 50 – 60 tuổi xương khớp còn chắc chắn và khỏe mạnh.

Ngoài nguyên nhân lão hóa thì còn nhiều nguyên nhân thứ phát khiến cột sống bị ảnh hưởng, bao gồm:
Đặc thù của công việc: Làm việc văn phòng, ít vận động hoặc lao động nặng nhọc sai tư thế khiến cột sống mất đi đường cong sinh lý, cả cơ thể gập cong về phía trước.
Thoái hóa cột sống do chấn thương: Các chấn thương trong quá trình sinh hoạt, vận động hoặc té ngã do tai nạn nếu không được điều trị dứt điểm, có thể khiến cột sống bị thoái hóa.

3.  Triệu chứng

Người mắc bệnh thoái hoá cột sống thường có những triệu chứng chung như sau:

  • Tình trạng đau nhức, cứng cơ lưng, cổ và vai gáy vào buổi sáng sớm.
  • Sốt, mệt mỏi, khó thở kèm theo co thắt dạ dày.
  • Đau cột sống âm ỉ, đồng thời cơn đau có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động và giảm xuống khi nghỉ ngơi).
  • Yếu hoặc tê bì chân tay. Ở mức độ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống.
  • Đau đầu, chóng mặt hoặc đau ở vai.

Bên cạnh đó, bà con cần lưu ý khi phát hiện ra một số triệu chứng sau đối với thoái hoá cột sống cổ:

  • Đau nhức cổ, cứng cổ, khó khăn khi vận động cổ: cơn đau xuất hiện đột ngột với mức độ nặng, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày. Triệu chứng đau có thể lan xuống một bên vai hoặc cánh tay.
  • Tình trạng tê, yếu liệt bả vai, cánh tay hoặc ngón tay.
  • Nấc ngáp, đau đầu, chóng mặt nếu bị thoái hóa đốt sống cổ C1 – C2.

Khi gặp các triệu chứng trên, cần đi khám ngay để bác sĩ chẩn đoán và điều trị thoái hóa cột sống bằng phương pháp phù hợp. Vì nếu để bệnh kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng đáng tiếc.

4.  Phương pháp điều trị

– Tập luyện một số bài tập tăng cường sức khoẻ cột sống

Luyện tập có thể giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống. Các bài tập giúp kéo giãn cột sống một cách tự nhiên, thúc đẩy phục hồi các tổn thương ở đốt sống, đồng thời hệ thống các khớp cũng trở nên linh hoạt và dẻo dai. Mặt khác, luyện tập thường xuyên là cách để người bệnh thoái hóa cột sống có tinh thần minh mẫn và cảm thấy thoải mái hơn.
Tuy nhiên nếu tập những bài không phù hợp có thể tạo áp lực thêm cho cột sống, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, cơn đau nhức vẫn kéo dài. Chính vì vậy, người bệnh rất cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn các bài tập phù hợp cho mình.

– Phẫu thuật cột sống

Phẫu thuật cột sống để giải quyết tình trạng thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống và hẹp ống sống kéo dài, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Theo nhận định của chuyên gia, phẫu thuật cột sống tương đối nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người bệnh.
Điển hình như rủi ro từ quá trình gây mê toàn thân, có thể gây đau tim, tổn thương vùng đầu, buồn nôn, đau họng, khô miệng hoặc ớn lạnh. Ngoài ra, sau khi trải qua cuộc phẫu thuật liên quan tới cột sống, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng rối loạn lưu thông máu, đau nhức.
Như vậy, đây là cách chữa thoái hóa cột sống nên được thực hiện sau cùng khi các phương pháp điều trị nội khoa không đạt kết quả, bệnh nhân và người nhà cần cân nhắc thật kỹ càng trước khi quyết định.

– Phương pháp chữa trị 3 Không tại Phòng khám chẩn trị y học cổ truyền

Lương y Lê Văn Thọ với nhiều năm trong nghề chữa trị các bệnh về xương khớp đặc biệt là thoái hoá đốt sống ông đã giúp cho hàng ngàn bệnh nhân ở khắp nơi trên đất nước. Trong quá trình chữa trị ông sử dụng phương pháp 3 không “ không tiêm – không uống thuốc – không phẫu thuật” chính nhờ phương pháp và sự tận tâm trong nghề mà ông có nhiều người biết đến hơn.
Phương pháp của ông được điều trị liên tiếp trong 9 ngày dựa trên cơ chế mở huyệt – thông huyệt và đắp thuốc. Sau mỗi buổi trị liệu kết thúc, bệnh nhân sẽ nhận những túi thuốc đã được sắc sẵn để uống hàng ngày.

Lưu ý: Khi đến điều trị bà con cần mang theo phim chụp và hồ sơ bệnh án hoặc kết luận của các bác sĩ.
Hạn chế của phương pháp: Ngoại trừ việc không thể thực hiện tại nhà ra vì đây là liệu trình chữa bệnh khép kín, đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn và kỹ năng làm sao ít can thiệp nhất thì đây là phương pháp chữa bệnh xương khớp cực kì hiệu quả trong thời gian ngắn.

Phòng khám chẩn trị y học cổ truyền khuyến khích quý bệnh nhân đăng ký lịch khám trước để tránh mất thời gian chờ đợi, được chọn khung giờ khám phụ hợp. Đặc biệt, mọi người sẽ nhận được ưu đãi hấp dẫn, giúp tiết kiệm một phần nào chi phí khi đến khám.
Để đặt lịch khám tại Phòng khám chẩn trị y học cổ truyền, Quý khách vui lòng bấm số Hotline: 0944508265 hoặc đến trực tiếp Phòng chẩn trị Y học cổ truyền địa chỉ: Thôn Lương Thịnh – Xã Lương Sơn – H. Thường Xuân – Thanh Hóa